In Metime

In Metime

Share this post

In Metime
In Metime
Tuần 1: Mình và nợ
Copy link
Facebook
Email
Notes
More
User's avatar
Discover more from In Metime
Chào người bạn mới! Mời bạn nhấn subscribe để không bỏ lỡ những bài blog mỗi tuần của Tố Uyên về chủ đề học tập và phát triển bản thân trên kênh In Metime.
Over 1,000 subscribers
Already have an account? Sign in
Độc lập tài chính

Tuần 1: Mình và nợ

Thực tế, trong mười mấy năm qua, đáng lẽ mình phải có lối sống tiết kiệm, chi tiêu hợp lý, không hiểu sao mình lại có những tâm lý chi tiêu rất đáng… đánh đòn. Phần lớn có lẽ từ tâm lý thiếu thốn.

Tố Uyên's avatar
Tố Uyên
May 10, 2024
12

Share this post

In Metime
In Metime
Tuần 1: Mình và nợ
Copy link
Facebook
Email
Notes
More
Share

Mình đã rất, rất đắn đo để viết xuống những gì bạn sắp đọc. Viết ra rồi, khi đăng lên mình lại phải hít thật sâu vài lần để có thêm động lực, vượt qua những tiếng nói nhỏ trong đầu. Đây có lẽ là quyết định khó khăn nhất mình từng phải đưa ra kể từ khi viết blog. Nhưng không hiểu sao, mình lại có niềm tin rằng những chia sẻ về khía cạnh đầy tổn thương, vụn vỡ, và cả sai lầm của mình về tài chính cá nhân sẽ là một lựa chọn đúng, nên làm và hoàn toàn có thể làm được.

Tuần số 1 trong tổng số 52 tuần liên tục chia sẻ về tiền, tiết kiệm tiền, kiếm tiền và đầu tư tiền vào thứ sáu hàng tuần với cái tên chuyên mục mình chỉ vừa nghĩ ra: “Tiền và tự do”.

Tất cả sẽ phải bắt đầu từ: NỢ. Mình nợ rất nhiều, cứ trả gần hết lại nợ. Thành thật mà nói, mình cũng có tích lũy thêm được chút ít tài sản, làm được một số điều cho người thân, nhưng chẳng nhằm nhò gì so với những sai lầm, “ném tiền qua cửa sổ”, chi tiêu không hợp lý.

1. Nguồn gốc những khoản nợ của mình

Ngày cuối cùng mình không có nợ nần gì cho tới thời điểm này là ngày 11/4/2011.

Khi ấy, mình đang ngồi trên giường tầng trên của một phòng ký túc xá ở trường đại học, biết rằng biến cố lớn tới không tưởng tượng nổi của gia đình đang lơ lửng trên đầu. Bỗng mình nhận được điện thoại, không phải mẹ, là từ thím mình.

Thím nói trong tiếng nấc: “Uyên ơi, họ bắt bố cháu đi rồi”.

Mình trả lời bình tĩnh: “Vâng”.

Một trận khóc như trút hết nước mắt. Rồi mình đứng dậy, ăn cơm, đi mua hồ sơ xin việc. Bắt đầu một thời kỳ mới của cuộc đời. Mình biết, mọi thứ không còn như cũ, mình cũng không thể sống như trước đây. Trong phút chốc, mình trở thành trụ cột tài chính của gia đình. Không chỉ lo sao để có thể ăn, ở, sống và tồn tại, mình sẽ còn phải lo cho nhiều vấn đề khác nữa, trong đó có những khoản nợ.

Đó là nguồn đầu tiên của nợ nần, và cũng là ngày đầu tiên mình sống trong nợ cho tới tận hôm nay. Mình không trách cứ bất kỳ ai, đây chỉ là điều hiển nhiên mình cần gánh vác sau rất nhiều năm được cưng chiều, chăm bẵm. Mình sẵn sàng nhận lãnh điều đó. Mình là con cả, là người lớn hơn trong hai chị em, có khả năng kiếm tiền nhất trong gia đình khi ấy.

Nhưng, giá như đó là nguồn nợ nần duy nhất. Thực tế, trong mười mấy năm qua, đáng lẽ mình phải có lối sống tiết kiệm, chi tiêu hợp lý, không hiểu sao mình lại có những tâm lý chi tiêu rất đáng… đánh đòn. Phần lớn có lẽ từ tâm lý thiếu thốn. Mình luôn có cảm giác không chắc chắn về tương lai, khi có tiền trong tay mình cũng nghĩ đó chỉ là tạm thời, trạng thái cân bằng của mình là nợ nần mới đúng.

Và thế là mình tiêu tiền cho những điều mình luôn mơ ước: quần áo đẹp, du lịch, ăn hàng… Mình cảm thấy bản thân xứng đáng với những điều đó sau khi làm việc vất vả và nỗ lực. Nếu không chi tiền và tận hưởng điều đó ngay khi có thể, có lẽ rồi sẽ chẳng bao giờ mình có cơ hội nữa. Biết đâu một biến cố khác tương tự lại sắp xảy ra thì sao?

Thẻ tín dụng, khoản vay tín chấp bằng lương ngày càng dễ dàng (vì lương của mình càng ngày càng cao), đã tạo điều kiện cho tâm lý này lộng hành, khiến mình không tiết kiệm được như đáng lẽ phải thế.

Nguồn gốc thứ ba của việc thời gian trả nợ kéo dài, đó là khi mình luôn trong trạng thái cố gắng, cố để làm một chỗ dựa cho mọi vấn đề của người thân, dù đôi khi điều đó vượt quá sức. Để đổi lấy sự bình yên cho người thân, giúp một mong muốn nào đó của người thân thành hiện thực, mình sợ không còn cơ hội nữa nếu không thực hiện ngay khi còn có thể, nên mình luôn sẵn sàng bỏ tiền ra để “vá” những chỗ hổng trong cuộc sống của mọi người. Thực ra đây là điều mình không hối tiếc. Nếu không có suy nghĩ lo lắng và quyết tâm bù đắp này, hẳn mình cũng không tạo ra sự thay đổi cho cuộc sống của người thân theo hướng tốt đẹp như thế trong những năm qua. Nhưng đôi khi, giữ mọi trách nhiệm này trên vai khiến mình không còn nhớ tới cảm giác hoàn toàn tự do về tiền bạc là như thế nào.

Trong ba nguồn của nợ nần trên: Điều thứ nhất mình không chọn mà nó tự đến, và trở thành trách nhiệm của mình một cách tự nhiên. Điều thứ ba, mình chủ động nhận lãnh, và không hề hối hận, nếu được làm lại mình vẫn sẽ hành động tương tự. Điều duy nhất khiến mình hối tiếc là về cách chi tiêu không có kế hoạch, nuông chiều cảm xúc của bản thân một cách quá đà, và coi thường tác hại của nợ nần - chính là điều thứ hai.

Suốt mười ba năm qua, mình chưa ngày nào không sống trong nợ nần. Đôi khi, mình có cảm giác đó mới đúng là cách cuộc sống vận hành, ai cũng như thế, mà chỉ khi có nợ mình mới thấy ổn định. Ai đó ngoài kia có thể dôi dư tiền bạc và sống thoải mái, giàu có, chứ không phải mình.

Bạn có từng trải qua cảm giác sống chung với nợ tới mức không còn biết sợ nó và dè chừng nó như mình không? Có lẽ, đây chính là tư duy nguy hiểm nhất mà mình có về tài chính cá nhân. Và vượt qua nó, cũng là mục tiêu đầu tiên, quan trọng nhất của mình lúc này.

2. Sai lầm của mình với thẻ tín dụng

Mình không còn nhớ lần đầu tiên mình làm thẻ tín dụng là bao giờ, có lẽ cách đây hơn chục năm.

Chiếc thẻ đầu tiên ấy mình không hề sử dụng, chỉ làm bởi được mời chào. Giá như, mình cứ như vậy mãi, đừng bao giờ dùng nó. Nhưng không, khoảng 6-7 năm gần đây, tần suất dùng thẻ tín dụng của mình cực kỳ nhiều, từ những khoản nhỏ xíu như một cốc cà phê, mua sắm đồ dùng ở siêu thị, tới những khoản mua sắm rất lớn, mình cũng có thói quen dùng thẻ tín dụng. Nhiều lần, thậm chí mình dùng tới hết hạn mức. Thật kinh khủng!

Sử dụng thẻ tín dụng một cách thường xuyên và không có kiểm soát là một trong những sai lầm lớn nhất trong hành trình tài chính cá nhân của mình cho tới giờ. Thực tế, nợ thẻ tín dụng là khoản nợ đáng sợ nhất trong các khoản, vì lý do đơn giản: LÃI CỰC KỲ CAO. Nhưng mình lại không để ý đến điều đó, mình quẹt thẻ như thể đó là tiền của mình. Đến kỳ sao kê, có khi mình trả hết, nhưng nếu có ưu tiên nào đó cao hơn phải chi dùng (hoặc muốn chi), mình thường chọn chỉ trả một phần nợ tín dụng, thậm chí chỉ trả mức tối thiểu.

Và nợ, chính là từ đó. Sau đấy, mình phải è lưng trả phần nợ tín dụng lẽ ra chỉ vài triệu nhưng nhanh chóng tăng lên do lãi cao.

Điều ngốc nghếch nhất mình từng làm đó là: rút tiền mặt từ thẻ tín dụng. Mình không nhớ lúc đó vì sao lại cần tiền tới thế, nhưng mình thậm chí thiếu hiểu biết tới mức rút tiền mà tin rằng sẽ được đưa vào sao kê cuối tháng giống những khoản chi tiêu online hoặc quẹt thẻ khác. Thực tế, với khoản rút tiền mặt, bạn sẽ bị tính LÃI NGÀY NGAY TỪ THỜI ĐIỂM RÚT TIỀN. Mức lãi chẳng khác nào vay tín dụng chợ đen, thật sự.

Điều sáng suốt và tỉnh táo duy nhất mình đã làm liên quan đến thẻ tín dụng đó là: từ chối nâng cấp thẻ lên hạn mức cao hơn (do lương mình đã tăng rất nhiều so với hồi mới làm thẻ). Mình vẫn dùng thẻ với hạn mức thấp như cũ, và điều này phần nào đã kiềm chế sự chi tiêu không kiểm soát qua thẻ dụng của mình. Nếu đồng ý chuyển sang hạn mức mới gấp mấy lần, có lẽ mình còn sa lầy nhiều hơn vào những khoản nợ này.

Mình biết, thẻ tín dụng có nhiều điểm cộng, giúp cuộc sống thuận lợi hơn, thậm chí có tiền hoàn lại (cash back) khi chi tiêu, quà tặng khi mở thẻ, điểm tín dụng tốt (nếu thanh toán đầy đủ)… Nhưng sau nhiều năm và trải qua kinh nghiệm xương máu, mình đã buộc phải chấp nhận một sự thật: Lợi ích của thẻ tín dụng không bù lại được những rủi ro và thiệt hại (ít nhất là đối với mình).

Và cách ứng phó hiện tại của mình là:

  • Xác định nếu không thể trả tiền mặt, nghĩa là mình không đủ khả năng chi trả. Không mua.

  • Nếu buộc phải dùng thẻ tín dụng (ví dụ cho một số giao dịch quốc tế), mình sẽ NGAY LẬP TỨC chuyển tiền vào thẻ để trả luôn.

  • TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG THẺ khi đi mua sắm. Coi như mình không thẻ tín dụng.

  • Ra ngân hàng yêu cầu khóa và hủy toàn bộ thẻ tín dụng đã mở (đôi khi chỉ vì được mời chào quà tặng, hoàn tiền, miễn phí thường niên…), chỉ giữ lại một thẻ duy nhất có hạn mức thấp cho các trường hợp bắt buộc cần dùng.

Những giải pháp đó mình chỉ mới áp dụng khoảng nửa năm gần đây, sau khi nhận ra không thể tiếp tục tình trạng tiêu tiền của ngân hàng nhưng cứ ngỡ như tiền mình lúc dùng thẻ tín dụng. Có lẽ cách của mình quá cực đoan và không phù hợp với nhiều người, nhưng nó hiệu quả với mình. Và bởi mình đã có cảm giác sợ nợ, mất tự do vì nợ nần, nên mình buộc phải áp dụng cách cực đoan này.

3. Nếu phải đắn đo về giá cả…

Trong cuốn sách mình mới đọc: “Triệu phú thần tốc”, có câu: “Nếu phải suy nghĩ đắn đo về giá cả, bạn thực sự không có đủ khả năng giá cả”.

Sai lầm lớn nhất của mình có lẽ nằm ở đây. Có tới 80% những thứ mình bỏ tiền ra mua là có đắn đo về giá. Nhưng rồi mình vẫn mua. Khi đã định mua rồi, có rất nhiều lý do “hợp lý” hiện ra trong đầu để tự thuyết phục bản thân:

  • Bộ váy này hợp với cuộc họp cần trang trọng tuần sau;

  • Cuốn sách đó chỉ còn ít lắm, không mua là hết hàng, dù giá khá “chát”;

  • Bây giờ không tranh thủ đi du lịch đi, sau này có tuổi rồi có khi chẳng còn khỏe mà đi nữa thì sao;

  • Lâu lắm món đồ này mới có khuyến mại, đằng nào cũng phải mua, không bây giờ còn bao giờ nữa;

  • Mình sắp đến kỳ nhận tiền thưởng rồi, mua đi;

  • …

Lý do nhiều không kể xiết. Và rồi mình đều rút ví, quẹt thẻ, quét mã. Mọi thứ mình nghĩ tới lúc “xuống tay” nghe đều có vẻ hợp lý. Điểm không hợp lý duy nhất, đó là số tiền trong tài khoản thanh toán giảm xuống và số nợ trong thẻ tín dụng tăng lên.

Cũng có lúc mình nhận thức được điều này (khi rất lý trí và tỉnh táo), nhưng nhiều lúc đứng trước sức hút của khuyến mại, xu hướng, sự so sánh vô thức, mong muốn thể hiện khả năng chi trả của bản thân (đôi khi không phải thể hiện với ai mà với chính bản thân mình), mình lại vô thức bị “thao túng” tâm lý và chi tiền.

Nghĩ lại thấy thật chẳng hiểu sao lại dễ dàng tiêu đi những đồng tiền phải vất vả mới kiếm được như thế. Rồi mình tự trách bản thân, rút kinh nghiệm, dằn vặt, hạ quyết tâm lần sau phải tỉnh táo không “sa ngã”. Mình cũng có tiến bộ, công bằng mà nói là vậy. Nhưng vẫn có nhiều lần mình chi tiền cho một dịch vụ, sản phẩm mà thực ra mình không có khả năng chi trả.

Bạn có từng vậy không?

THAY LỜI KẾT

Thú thực, chưa bao giờ mình có đủ dũng cảm để viết và đăng bài về những trải nghiệm, nhất là trải nghiệm sai lầm về tiền như thế này. Đó vẫn luôn là khoảng trống kiến thức, năng lực, và cả tâm lý của mình để ứng phó với cuộc đời. Hiện tại mình nợ… tạm gọi là A triệu đi, từ giờ sau mỗi bài viết về tài chính vào thứ sáu hàng tuần, mình sẽ cập nhật với bạn về số phần trăm mình đã trả thêm được nhé! Mục tiêu của mình là sau đây hai năm sẽ trả sạch số tiền này.

Có lẽ bạn cũng nhận ra, văn phong và lời lẽ của mình khi viết trong bài viết về tiền có lẽ khá khác biệt so với những chủ đề khác. Trực diện hơn, thậm chí có phần… xù xì hơn bình thường. Mình nghĩ đó là do sự không tự tin từ sâu trong lòng, nỗi buồn, sự thất vọng vào bản thân, và cả… bực bội với chính mình.

Cảm ơn bạn thật nhiều, vì đã đồng hành cùng mình tới những dòng cuối này của một bài viết dài. Chuyên mục riêng vào thứ sáu hàng tuần với cái tên duy nhất mình có thể nghĩ tới lúc này: TIỀN & TỰ DO.

Chúng mình có thể kết nối với nhau nhiều hơn qua các kênh:

Facebook Page: https://www.facebook.com/inmetime/.

Instagram: In Metime.

Spotify & Youtube: In Metime.

Thân mến,

Tố Uyên.

Thanh Hiếu's avatar
Hiếu's avatar
Ha Luu's avatar
Ngọc's avatar
Lương Thanh Nga's avatar
12 Likes
12

Share this post

In Metime
In Metime
Tuần 1: Mình và nợ
Copy link
Facebook
Email
Notes
More
Share

Discussion about this post

User's avatar
Có nhất định phải tìm thấy công việc mình đam mê?
Yêu cũng được, không yêu cũng được, đam mê công việc thì tốt, không đam mê cũng không sao (thật đấy!).
Nov 6, 2024 • 
Tố Uyên
40

Share this post

In Metime
In Metime
Có nhất định phải tìm thấy công việc mình đam mê?
Copy link
Facebook
Email
Notes
More
6
Làm gì khi thấy tương lai… mờ mịt?
Khi tương lai bất định, phía trước mịt mờ, chúng ta phải làm gì? (Và không nên làm gì?).
Sep 4, 2024 • 
Tố Uyên
19

Share this post

In Metime
In Metime
Làm gì khi thấy tương lai… mờ mịt?
Copy link
Facebook
Email
Notes
More
13
Có hai kiểu phát triển, mục tiêu bạn theo đuổi thuộc kiểu nào?
Hiểu để kiên trì với mục tiêu của mình, vượt qua sự nản lòng và những điểm bế tắc để đạt được điều mình mong muốn.
Sep 25, 2024 • 
Tố Uyên
21

Share this post

In Metime
In Metime
Có hai kiểu phát triển, mục tiêu bạn theo đuổi thuộc kiểu nào?
Copy link
Facebook
Email
Notes
More
1

Ready for more?

© 2025 Tố Uyên
Privacy ∙ Terms ∙ Collection notice
Start writingGet the app
Substack is the home for great culture

Share

Copy link
Facebook
Email
Notes
More

Create your profile

User's avatar

Only paid subscribers can comment on this post

Already a paid subscriber? Sign in

Check your email

For your security, we need to re-authenticate you.

Click the link we sent to , or click here to sign in.